Đâu là lý do ngành Dược học lại “hot” và “hút” thí sinh vào mỗi mùa tuyển sinh?
Theo thông tin của Bộ Y tế, dù lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo về Dược đã cao gấp 2 lần so với trước đây nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nhân lực của ngành này. Các chuyên gia y tế cho biết, chính sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu của người tiêu dùng và quy mô thị trường đã đặt ngành Dược của Việt Nam vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng.

Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thị trường cần phải có 25.000 cán bộ ngành Dược có trình độ từ đại học trở lên, nhu cầu đối với Dược sĩ Đại học chiếm 85,63%; nhu cầu đối với các nhân lực trình độ cao hơn như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Dược sĩ chuyên khoa I và Dược sĩ chuyên khoa II chiếm 14,3%.

Không những thế, việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như AEC, TPP là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước lên kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy nghiên cứu, sản xuất để nâng cao chất lượng dược phẩm nhằm nắm lợi thế ngay trên sân nhà. Các yếu tố này cũng góp phần gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự với các vị trí rất đa dạng như chuyên viên tư vấn dược, trình dược viên, nhân viên giám sát nghiên cứu thí nghiệm lâm sàng, chuyên gia tư vấn dược an toàn,…

Từ thực tế khách quan trên, những Dược sĩ tương lai hoàn toàn có thể yên tâm về công việc sau khi ra trường với mức thu nhập ổn định.