Dược liệu là gì?
Dược liệu có nguồn gốc từ các nguyên liệu có trong tự nhiên chứa các tinh chất quý giá mà con người không thể tự tổng hợp, những loại dược liệu đã được nghiên cứu bởi các thầy thuốc y học cổ truyền và các công trình nghiên cứu khoa học cụ thể cho từng loại dược liệu khác nhau cho thấy có công dụng trong việc chữa trị hoặc hỗ trợ điều trị các căn bệnh, làm giảm các triệu chứng hay có công dụng như là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên bổ sung và cải thiện sức khoẻ
Các nguồn dược liệu chính mà con người thường sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các căn bệnh bao gồm: Các loại cây thuốc, động vật, các loài thuỷ sinh và một số hình thức khác trong tự nhiên, chủ yếu được phân loại thành những nguồn chính sau:
– Các loại thực vật bản địa: Đây là nguồn nguyên liệu chính, chiếm số lượng lớn trong các bài thuốc y học cổ truyền cũng như chiết xuát vào các loại dược phẩm để áp dụng làm tăng công hiệu hay chữa trị các loại bệnh hay gặp. Hiện tại những loại thực vật có dược tính đã được kiểm chứng sử dụng chủ yếu trong ngành y học cổ truyền tại các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan,… Hoặc được chiết xuất và sử dụng vào trong thành phần của thuốc theo phương pháp điều trị Tây y. Những loại dược liệu đầu tiên được sử dụng trong Tây y như Câu liễu trắng trong thành phần bán hợp thành của công thức thuốc aspirin đầu tiên hay như Atermisinin có trong Thanh hao hao vàng dùng để chống sốt rét thể phân liệt….
– Một số loài động vật: Mặc dù không được sử dụng phổ biến như các loại thực vật khi sử dụng làm dược liệu, nhưng một số loài động vật phổ biến có những chất cần thiết, có vai trò thiết yếu trong việc điều trị các căn bệnh. Một ví dụ thường thấy nhất đó là mật ong, đây vừa là thực phẩm vừa là dược liệu có công dụng rất tốt trong việc diệt khuẩn, chống lão hoá da
Hơn nữa, các loài động vật cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc giúp con người phát hiện những loại dược liệu mới. Cụ thể nhờ những tập tính lựa chọn các loại thảo dược, cây cối, đất đá,… để có thể tự chữa trị cho bản thân, chẳng hạn như gà thường ăn thêm các viên sỏi nhỏ, điều này sẽ giúp chúng dễ tiêu hoá hơn
Đặc biệt có trường hợp của loại dược liệu Đông trùng hạ thảo. Theo các nghiên cứu chỉ ra không phải là một loài thực vật hay động vật cụ thể, Đông trùng hạ thảo thực tế là một loại dạng ký sinh giữa trứng của loài bướm thuộc chi Thitarodes và loại nấm Ophiocordyceps sinensis bám vào và sống ký sinh trên vật chủ
Đông trùng hạ thảo có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể bao gồm 17 loại axit amin, các nguyên tố vi lượng (Nhôm, Silic, Kali, Natri…), các loại vitamin (vitamin B12, vitamin A, vitamin C, vitamin B2, vitamin E, vitamin K)
– Các loài vi sinh vật: Đối với nhiều người, đây là loại nguồn dược liệu nghe xa lạ nhưng thực chất các loài vi sinh vật lại đóng góp đáng kể trong việc biến đổi những loại nguyên liệu dược ban đầu trở nên nhiều tác dụng hơn. Đây là những loài sinh vật có khả năng tự tổng hợp, chuyển đổi một số chất thành những dạng có dược tính và công dụng hữu hiệu trong việc chữa trị bệnh, trường hợp thường thấy nhất đó là lên men, cụ thể trong y học đã áp dụng men rượu (Saccharomyces cerevisiae) để chữa trị bệnh sốt rét hay sản xuất insulin từ việc lên men của vi khuẩn E.coli